Để máy tính luôn hoạt động ổn định và có cấu hình mạnh, chạy mượt thì không thể thiếu đi các linh kiện máy tính chất lượng. Để đảm bảo việc lựa chọn linh kiện máy tính ổn áp, xịn sò thì hãy tìm hiểu ngay bài viết này nhé! Dưới đây là toàn bộ các thông tin hữu ích về các bộ phận trong linh kiện PC.
CPU (Central Processing Unit)
Linh kiện máy tính là các chi tiết, bộ phận cấu thành nên một chiếc máy tính hoàn thiện. Giúp nó hoạt động mượt mà và thực hiện đầy đủ các chức năng phục vụ cho hoạt động trải nghiệm của người dùng. Và chip CPU chính là bộ não trọng tâm của bộ máy tính.
Sở dĩ, nói bộ vi xử lý CPU là linh kiện đầu não, bởi vì nó có khả năng xử lý tất cả các thông tin bên trong và ngoài máy tính. Tất cả các dữ liệu phải được CPU xử lý thì mới có thể hiển thị lên màn hình giao diện người dùng.
Bên cạnh đó, CPU cũng là yếu tố quyết định được sức mạnh của chiếc máy tính của bạn., nó bắt buộc phải được lắp đặt và có kết nối tương thích với bo mạch chủ (main). Linh kiện máy tính CPU thường được người dùng nâng cấp để có những trải nghiệm tốt hơn, thực hiện các thao tác mượt mà và xử lý thông tin nhanh chóng hơn.
Qua đó có thể thấy được tầm quan trọng của CPU đối với máy tính, do đó mà con chip CPU có giá đắt đỏ hơn so với các bộ phận và linh kiện khác. Hiện nay, trên thị trường có đa dạng dòng CPU với các cấp độ, thế hệ cao thấp khác nhau phù hợp với nhiều đối tượng người dùng như core i3, core i5, core i7, core duo,….
RAM (Random Access Memory)
Linh kiện máy tính RAM hay còn được gọi là bộ nhớ trong, có khả năng cho phép đọc – ghi ngẫu nhiên dữ liệu đến bất kỳ vị trí nào trong bộ nhớ bằng cách dựa vào địa chỉ của bộ nhớ. Lưu ý, tất tần tật các thông tin lưu trên RAM chỉ là tạm thời và chúng sẽ lập tức mất đi nếu như không còn nguồn điện.
Cấu tạo của linh kiện máy tính RAM
Linh kiện máy tính RAM được cấu tạo từ nhiều linh kiện nhỏ bao gồm tụ điện, điện trở, transistor,… Chúng có khả năng cung cấp nguồn để RAM hoạt động ổn định, mượt mà.
Những lát cắt thực tế cho thấy rằng mạch in giúp RAM hoạt động có 6 lớp, tùy vào từng loại mà chúng sẽ được xuất thiết kế mạch in 6 lớp và thậm chí là nhiều hơn. Và mỗi RAM sẽ được tích hợp nhiều chip nhớ ở hai mặt, các chân tiếp xúc giữa RAM với main được mạ vàng, việc này giúp bộ phận không bị oxi hóa theo thời gian dài.
Nguyên lý hoạt động của RAM
Trong máy tính, linh kiện máy tính RAM dùng để phối hợp với bộ nhớ máy tính điều khiển, truy cập và sử dụng dữ liệu. Lúc này, chip CPU sẽ chuyển dữ liệu từ ổ đĩa vào RAM để lưu vùng nhớ đã chiếm chỗ trên RAM, sẽ được trả lại sau khi người dùng tắt ứng dụng hoặc tắt hẳn máy tính. Các chức năng của RAM được chia làm hai loại, được gọi là SRAM và DRAM.
- SRAM hay còn được gọi là Static RAM (RAM tĩnh), loại RAM này sẽ không bị mất nội dung sau khi nạp trừ, khi khởi động máy tính, chúng được ứng dụng vào lưu dữ liệu khi khởi động.
- DRAM có chức năng lưu trữ dữ liệu tạm thời khi chạy ứng dụng và có thể bị trả lại vùng nhớ khi đóng ứng dụng hoặc shutdown máy tính.
Các thông số của RAM
Chi tiết các thông số của linh kiện máy tính RAM bao gồm dung lượng RAM, bus RAM, khi người dùng có nhu cầu lựa chọn mua RAM nâng cấp thiết bị, việc cần làm là phải nghiên cứu kỹ càng các thông số đó. Để lúc chọn mua, có thể tìm ra loại bus RAM có thể phối hợp với Main và cho ra hiệu suất hoạt động tối ưu nhất.
- Bus RAM: là độ lớn của kênh truyền dữ liệu và độ lớn của kênh truyền này càng rộng tức là tốc độ truy xuất dữ liệu càng nhanh. Hiện nay, bộ nhớ RAM được chia làm hai loại là DDRAM và SDRAM.
- Dung lượng RAM: Thông số này có vai trò vô cùng quan trọng cho quá trình hoạt động, làm tối ưu thời gian tương tác phản hồi của người dùng với ứng dụng.
- Dung lượng bộ nhớ RAM càng lớn, không gian lưu trữ nền tảng càng lớn. Từ đó, máy sẽ hoạt động trơn tru và ổn định hơn, ít khi gặp phải tình trạng giật lag.
Mainboard (bo mạch chủ)
Linh kiện máy tính mainboard được mọi người ví là giống như phần xương sống của cơ thể con người, tức là chỉ cần bộ phận này gặp trục trặc là toàn bộ hệ thống cũng sẽ bị ảnh hưởng theo. Do đó, nó chính là bộ phận vô cùng quan trọng của máy tính, yếu tố quyết định tốc độ nhanh hay chậm của một chiếc PC.
Bo mạch chủ là cầu nối, giúp gắn kết các linh kiện, phụ kiện và thiết bị, bao gồm CPU, card đồ họa, card âm thanh, RAM,… Kết hợp thành một khối thống nhất và để máy tính đi vào quá trình hoạt động.
Dựa vào thông số kỹ thuật của bộ phận main, từ đó mọi người có thể lựa chọn linh kiện máy tính sao cho phù hợp, tương thích với nhau. Đa số các bo mạch chủ đều khớp với các thiết bị xử lý hình ảnh, âm thanh, mạng. Chính vì vậy, có thể sử dụng những bộ CPU có chân cắm không cùng cơ nhưng vẫn có khả năng xử lý tốt hơn nữa.
Ngoài chức năng là cầu nối, linh kiện máy tính mainboard còn có thể phân phối điện áp phù hợp đến từng thiết bị và linh kiện, song song nó còn giữ chức năng là nâng cấp. Chính vì vậy, dù là bất kỳ hệ thống máy móc nào cũng cần có sự hỗ trợ của bộ phận này, để duy trì sự ổn định cũng như là tuổi thọ của chiếc PC.
Ổ cứng (HDD hoặc SSD)
Linh kiện máy tính Ổ cứng chính là công cụ dùng để lưu trữ toàn bộ dữ liệu trong máy tính như phần mềm, các file văn bản, audio,… Khác với RAM, tất cả các thông tin trên ổ cứng đều được lưu trữ mãi mãi cho đến khi ổ cứng của máy tính bị hỏng, không thể sử dụng được nữa.
Với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ, ổ đĩa cứng ngày nay có kích thước mỏng, gọn và nhẹ và thay vào đó dung lượng thì ngày càng tăng lên. Hiện nay, có hai loại ổ cứng phổ biến là HDD (Hard Disk Drive) và SSD (Solid State Drive). Ở thời điểm hiện tại là người dùng ưu tiên sử dụng ổ cứng SSD hoặc là tích hợp cả hai ổ cứng.
Lưu ý, ổ cứng có dung lượng càng cao thì không gian chứa các thông tin sẽ rộng hơn. Chính vì lưu trữ một lượng thông tin vô cùng đồ sộ, nên các ổ cứng trung bình thường có dung lượng từ 500GD cho đến 1TB đối với ổ HDD. Với SSD sẽ có dung tích cao hơn và nhanh hơn, do đó các thương hiệu nổi tiếng giờ đây đang tập trung cho sản xuất loại SDD.
Ổ cứng HDD có giá thành vô cùng rẻ, bởi vì dung lượng lớn nhưng ngược lại tốc độ ghi lại chậm và dễ hỏng bóc. Đối với ổ SSD lại có giá thành cao hơn, do nó được nâng cấp, sở hữu khả năng ghi và đọc nhanh hơn, độ bền cao nhờ sử dụng chip nhớ, bên cạnh đó ổ SSD có kích thước khá nhỏ gọn.
Card màn hình (VGA đồ hoạ)
Card màn hình hay còn được gọi là VGA đồ họa, là linh kiện có khả năng xử lý các thông tin về mặt hình ảnh trong máy tính như thiết lập độ phân giải, màu sắc, chất lượng hình ảnh hiển thị trên màn hình, độ tương phản,…. thông qua kết nối với màn hình PC để hiển thị hình ảnh, giúp người dùng thao tác và giao tiếp trên máy tính.
Linh kiện máy tính VGA là công cụ không thể thiếu của các kiến trúc sư, kỹ thuật dựng phim, designer, game thủ,… Nhờ VGA mà công việc của họ trở nên trơn tru, mượt mà hơn và hiệu suất làm việc cũng tăng lên gấp bội, bởi vì tâm trạng sẽ vô cùng thoải mái khi được tiếp xúc với các hình ảnh hiển thị trên màn hình sắc nét.
Card đồ họa hiện nay được chia thành hai loại đó là card rời, card onboard. Lưu ý, đây đã được tích hợp sẵn trên main máy tính, card rời trên máy tính có thể thay thế và card onboard thì không.
Tùy thuộc vào nhu cầu sử dụng của từng đối tượng mà có thể lựa chọn card cho phù hợp. Nếu bạn là người không có nhu cầu chơi game hay làm các công việc liên quan đến đồ họa thì có thể bỏ qua phần này. Bởi vì đây là một trong những linh kiện máy tính đắt đỏ nhất hệ thống PC.
Nguồn cấp điện của máy tính (Power Supply hay PSU)
Linh kiện máy tính – Bộ nguồn hay còn được gọi là PSU, là một bộ phận không thể thiếu của chiếc máy tính. Bởi vì, nó chính là công cụ để cung cấp và chuyển đổi điện năng, giúp chiếc PC của bạn có thể hoạt động ổn định.
Bên cạnh đó, bộ nguồn có là yếu tố quyết định cho tuổi thọ của một chiếc máy tính. Nếu linh kiện máy tính này gặp bất kỳ trục trặc nào đó sẽ dẫn đến máy thường xuyên bị tắt giữa chừng, tự khởi động lại, hơn nữa các bộ phận khác cũng bị ảnh hưởng theo. Chính vì vậy, hãy luôn chú trọng và bảo quản PSU thật kỹ lưỡng nhé!
Nguồn cấp điện (PSU)
Cung cấp năng lượng cho các hoạt động lớn và nhỏ của máy tính, kích hoạt bo mạch chủ, tạo ra những nguồn dẫn để có thể truyền dữ liệu giữa các thiết bị gần nhau thông qua đường dẫn có dây và các thiết bị xa nhau thông qua đường dẫn không dây. Là nguồn sống chủ chốt của phần cứng, nếu như nguồn cấp điện bị hỏng, dữ liệu trong phần cứng có nguy cơ bị mất đi.
Do đó, trong quá trình sử dụng dài lâu, bạn nên sao chép nội dung từ phần cứng sang đĩa hoặc các hệ thống lưu trữ điện tính án mây. Cũng đừng quên bảo dưỡng nguồn cấp điện đúng định kỳ để kiểm tra được tình trạng hoạt động.
Hệ thống tản nhiệt
Hệ thống tản nhiệt đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình máy tính thực hiện các thao tác lệnh do người dùng đặt ra. Nhờ có phần công cụ hỗ trợ này mà nhiệt độ của thiết bị luôn được giữ ở mức ổn định.
Không gây ra độ nóng và tỏa nhiệt liên tục, tạo cho người dùng cảm giác vô cùng thoải mái và yên tâm trong khi sơ ý chạm vào khung máy. Đồng thời, bộ linh kiện máy tính này có thể kéo giãn tuổi thọ của pin máy tính, giúp người tiêu dùng tiết kiệm được một khoản chi phí bảo dưỡng.
Kết luận
Thông qua những phân tích chi tiết về linh kiện máy tính, giúp cho người sử dụng hiểu được chức năng của từng bộ phận và thiết bị đi kèm. Tập hợp lại để giúp thiết bị có thể hoạt động ổn định và đầy đủ tiện ích cho nhu cầu cấp thiết.