Ổ cứng laptop hiện nay là một trong những bộ phận được người dùng quan tâm nhất trong việc lựa chọn mua một chiếc laptop. Loại ổ cứng này sẽ lưu trữ các nguồn thông tin của người dùng để người dùng có thể sử dụng bất cứ khi nào mình cần.
Ổ cứng laptop là gì?
Ổ cứng laptop hay còn được các anh em kỹ thuật gọi với cái tên là ổ đĩa cứng. Đây là thiết bị dùng để lưu trữ các dữ liệu trên laptop. Loại ổ cứng này có dung lượng bộ nhớ không đổi nên khi có những sự cố khiến máy tính tắt thì dữ liệu sẽ không bị mất.
Đây là bộ phận không thể thiếu đối với một chiếc laptop bởi nó lưu trữ toàn bộ dữ liệu của máy tính về hệ điều hành và các thông tin cá nhân của người dùng. Tốc độ xử lý các tác vụ của máy tính cũng sẽ bị ảnh hưởng bởi ổ cứng này. Chính vì vậy để một chiếc laptop mạnh mẽ có thể đáp ứng mọi tác vụ ngoài việc lựa chọn CPU mạnh cần phải lựa chọn ổ cứng lưu trữ lớn.
Công dụng của ổ cứng
Việc ổ cứng là một phần rất quan trọng của laptop cũng là điều dễ hiểu bởi một chiếc laptop muốn sử dụng được phải có hệ điều hành. Hệ điều hành này sẽ được lưu trữ trong chính ổ cứng laptop. Nếu không có ổ cứng để lưu trữ hệ điều hành thì máy tính sẽ trở nên vô tác dụng và không thể thực hiện bất kỳ một chức năng nào.
Ổ cứng sẽ là nơi lưu trữ bất cứ các ứng dụng các phần mềm mà bạn cài đặt. Khi cài đặt các phần mềm xuống máy tính ổ cứng sẽ đảm nhiệm ,nhiệm vụ lưu trữ nó vĩnh viễn cho đến khi bạn xóa chúng. Như vậy, ổ cứng đóng một vai trò rất quan trọng trong việc vận hành của laptop.
Phân loại ổ cứng laptop
Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại ổ cứng laptop với nhiều mẫu mã khác nhau. Mỗi mẫu mã sẽ có một tốc độ xử lý và dung lượng lưu trữ riêng nhất định. Điển hình nhất sẽ có hai loại ổ cứng sau đây:
Ổ cứng laptop Hard Disk Drive
Ổ cứng laptop Hard Disk Drive hay còn được gọi là HDD, đây là một loại ổ đĩa truyền thống dữ liệu sẽ được lưu trữ trên các phím đĩa làm bằng Al hoặc gốm. Ổ đĩa này thường được phủ một lớp liệu mang từ tính. Ở giữa ổ đĩa có gắn một động cơ khi dữ liệu được cung cấp vào máy tính động cơ sẽ quay khiến các ổ đĩa có thể đọc dữ liệu.
Một ổ đĩa HDD có dung lượng 1TB có giá khoảng 1 triệu đồng, khá rẻ so với các loại ổ cứng khác. Ổ cứng HDD có hiệu suất tương đối ổn định cùng qua đó là khả năng chống sốc tốt. Ổ cứng HDD khi khởi động sẽ mất hơn một phút vì vậy nó sẽ thường được sử dụng ở các máy gaming.
Vì hoạt động bằng đĩa được động cơ quay nên ổ cứng HDD sẽ phải hoạt động liên tục sẽ dễ dẫn đến những hư hỏng theo thời gian. Khi quay để lưu trữ dữ liệu ổ cứng HDD sẽ tạo ra tiếng ồn lớn. Nhưng bù lại dữ liệu sẽ được tập trung và dễ lưu hơn trên HDD giúp người dùng tiết kiệm thời gian.
Ổ cứng Solid State Drive
Ổ cứng Solid State Drive hay còn được gọi là SSD là loại ổ cứng được làm từ chất liệu rắn. Ổ cứng này có tốc độ xử lý rất cao nhằm thay thế cho tốc độ xử lý chậm của HDD. Ổ cứng laptop SSD có một số ưu điểm nổi bật hơn so với HDD. Chính vì vậy giá thành của SSD khá là đắt so với HDD.
Trong cùng một dung lượng lưu trữ giá thành của ổ cứng SSD đắt gấp 10 lần giá thành của HDD. Chính vì vậy mà hiệu suất hoạt động của ổ cứng SSD sẽ ổn định hơn rất nhiều so với HDD. Cùng với đó ổ cứng SSD có khả năng chống sốc cực kỳ tốt thường được sử dụng trong các máy phân khúc cao cấp.
Như ở nói ở trên tốc độ xử lý của SSD rất cao chỉ mất khoảng một vài giây để khởi động. Loại ổ cứng này còn được làm từ các vật liệu cao cấp có khả năng chịu va đập rất tốt nhờ cấu tạo cố định. Ổ cứng SSD khi hoạt động sẽ không gây ra bất cứ một tiếng động nào làm ảnh hưởng tới người dùng.
Ngoài ra ổ cứng SSD khi hoạt động các dữ liệu sẽ được lưu trữ một cách tập trung do vậy loại ổ cứng này có hiệu suất hoạt động nhanh. Như vậy nhìn chung ổ cứng SSD được đánh giá rất cao so với ổ cứng HDD về mọi mặt, tuy nhiên giá thành của SSD khá cao người dùng cần tính toán thật kỹ trước khi mua.
Lịch sử phát triển của ổ cứng
Năm 1956 chiếc ổ cứng đầu tiên ra đời nặng lên đến cả tấn mà chỉ lưu được 3.7 MB dữ liệu. Đến năm 1976 ổ đĩa này đã có những thay đổi giúp tốc độ xử lý diễn ra nhanh hơn bằng cách xây dựng các đĩa từ tính trong bộ nhớ thay cho các cấu tạo thông thường.
Đến năm 1980, ổ cứng đĩa mềm đầu tiên được phát minh. Đây là một bước ngoặt rất lớn cho ngành công nghiệp ổ cứng laptop. Loại ổ cứng này có cấu tạo đơn giản chỉ nặng 3,1 kg. Tốc độ xử lý các loại dữ liệu có phần ổn định hơn so với hai loại ổ đĩa trước đó.
Hiện nay có những chiếc ổ cứng có thiết kế rất nhỏ khoảng 2,4 inch và có trọng lượng dưới 100g. Tuy có trọng lượng rất nhỏ nhưng tốc độ xử lý mà loại ổ cứng này đem lại là cực kỳ cao cùng với đó là một sự ổn định nhất định để có thể đáp ứng nhu cầu của người dùng.
Các thành phần của ổ cứng laptop
Có rất nhiều ổ cứng với tốc độ xử lý, sự ổn định và dung lượng lưu trữ khác nhau được cung cấp từ rất nhiều hãng trên thế giới. Tuy nhiên bất kỳ một loại ổ cứng lưu trữ nào cũng sẽ được cấu tạo từ các bộ phận sau đây:
Đĩa từ
Bộ phận đầu tiên để cấu tạo thành một chiếc ổ cứng laptop là để từ. Đây là một đĩa làm từ kim loại có hình tròn được lắp đặt bên trong ổ cứng. Các đĩa từ này được sắp xếp thành các cấu trúc cụ thể để có thể lưu trữ và truy xuất dữ liệu một cách dễ dàng.
Cấu trúc này gồm ba bộ phận chính gồm các track, sector và cluster. Mỗi đĩa từ được chia thành rất nhiều vòng tròn được gọi là track. Mỗi track sẽ đảm nhận việc lưu trữ các thông tin trên ổ cứng. Trong mỗi chất sẽ được chia nhỏ làm nhiều sector và mỗi sector sẽ được chia nhỏ làm nhiều cluster có thể dễ dàng lưu trữ thông tin hơn.
Bộ phận đọc và ghi dữ liệu
Để ổ cứng laptop có thể lưu trữ hoặc trích xuất dữ liệu cần phải có một bộ phận đảm nhiệm vai trò đọc và ghi dữ liệu. Bộ phận này được gọi là đầu đọc ghi dữ liệu. Bộ phận này có từ tính để lưu trữ các loại dữ liệu và các thành phần có trong đĩa cứng. Đầu độc ghê dữ liệu có tác dụng chuyển các dạng thông tin nhận vào thành thông tin dạng bit và lưu vào ổ lưu trữ.
Động cơ trục
Để ổ đĩa có thể đọc và ghi nhận dữ liệu cần phải có một động cơ quay các đĩa mềm. Động cơ này được gọi là động cơ trục, khi năng lượng được cấp từ máy tính hoặc laptop đến động cơ trục nó sẽ quay các ổ đĩa, các ổ đĩa này khi được quay sẽ nhận các thông tin từ bên ngoài và ghi nhận chúng một cách liên tục.
Khe gắn ổ cứng
Các thành phần cấu tạo nên ổ cứng sẽ được bao bọc trong một khuôn kín, khu này được gọi là vỏ ổ cứng. Phía dưới vỏ ổ cứng sẽ có thiết kế một nơi để lắp đặt ổ cứng vào laptop. Khe này có tác dụng liên kết toàn bộ ổ cứng với laptop đồng thời trích xuất dữ liệu hoặc lưu trữ dữ liệu từ laptop vào ổ cứng đảm bảo cho ổ cứng không bị rò rỉ dữ liệu.
Ổ cứng được lắp ở đâu trên laptop
Các loại ổ cứng trên laptop thông thường sẽ được gắn vào bên trong thân laptop thông qua các bo mạch của laptop. Các bo mạch này thường được làm bằng cáp ATA hoặc SATA.
Các loại cáp này được làm từ chất liệu rất đặc biệt có khả năng chịu lực và kết dính rất cao chính vì vậy khi khe khe ổ cứng được gắn vào đây sẽ được liên kết một cách bền vững.
Các loại ổ cứng phổ biến
Trên thị trường hiện nay có rất nhiều nhà cung cấp ổ cứng laptop với nhiều mẫu mã đa dạng. Mỗi loại mẫu mã đều có những ưu điểm và nhược điểm khác nhau phù hợp với từng phân khúc người dùng. Sau đây là một số loại ổ cứng phổ biến nhất hiện nay:
Ổ cứng laptop HDD
Ổ cứng laptop HDD là loại ổ cứng được sử dụng nhiều nhất hiện nay do có cấu tạo đơn giản và có giá thành rất rẻ. Tốc độ xử lý trung bình của ổ cứng HDD khá cao khoảng 6.000 vòng trên 1 phút. Vì lý do trên mà loại ổ cứng này được sử dụng hầu hết cho các loại laptop phổ thông hiện nay.
Ổ cứng HDD đáp ứng được nhu cầu về chất lượng cũng như giá thành của người dùng. Tuy nhiên khi sử dụng lâu dài loại ổ cứng này sẽ có những lỗi phát sinh các yếu tố bên ngoài cũng sẽ tác động đến loại ổ cứng này dẫn đến dẫn ảnh hưởng xấu về chất lượng của ổ cứng.
Ổ cứng SSD
Ổ cứng laptop SSD là phiên bản nâng cấp của ổ cứng HDD. Loại ổ cứng này được nâng cấp một cách rất hoàn thiện tốc độ xử lý cũng được gia tăng rất cao. Ổ cứng SSD được cấu tạo từ rất nhiều chip lưu trữ có cấu tạo kỹ thuật cao. Loại ổ cứng này có bộ nhớ lưu trữ giống với ổ cứng HDD.
Tuy nhiên tốc độ lưu trữ dữ liệu của nó nhanh hơn HDD rất nhiều. Dữ liệu sẽ được lưu tập trung trong một khoảng thời gian rất ngắn, độ bền cũng như độ ổn định khá cao và không có tiếng ồn chính vì vậy mà loại ổ cứng này có giá thành đắt gấp 10 lần ổ cứng HDD.
Ổ cứng Hybrid HDD
Ổ cứng Hybrid HDD là loại ổ cứng laptop được thừa hưởng từ ổ cứng HDD và ổ cứng SSD. Loại ổ cứng này có cấu tạo từ các đĩa từ và các loại chip nên tốc độ xử lý khá cao so với HDD. Do có khả năng vượt trội về mặt lưu trữ hơn ổ cứng HDD mà giá thành lại phải chăng. Vì vậy, hiện nay để đảm bảo được yếu tố chất lượng và giá thành lại phải chăng người ta thường sử dụng ổ cứng này để sản xuất laptop.
Kết luận
Ổ cứng laptop và một bộ phận rất quan trọng không thể thiếu để có thể sản xuất được một chiếc laptop chất lượng. Hy vọng qua bài viết trên bạn có thể lựa chọn được cho mình một chiếc ổ cứng phù hợp để gia tăng dung lượng bộ nhớ cho laptop của mình.