Bàn phím máy tính là một trong những thiết bị điện tử vô cùng quen thuộc trong thời đại 4.0 hiện nay. Khi mà việc học tập, làm việc đều cần đến sự trợ giúp của máy tính, laptop. Bàn phím chính là một thiết bị giúp điều khiển và giao tiếp với máy tính của bạn một cách dễ dàng. Hãy cùng theo dõi các thông tin chi tiết dưới bài viết này để hiểu rõ hơn nhé!
Tìm hiểu khái niệm về bàn phím máy tính
Bàn phím là một thiết bị ngoại vi, không thể thiếu khi sử dụng bất kỳ loại máy tính nào. Bàn phím máy tính chính là công cụ chính giúp người dùng có thể điều khiển, giao tiếp với máy tính. Nếu một chiếc máy tính không có phím, bạn không thể khởi động hoặc thực hiện bất kỳ hoạt động nào trên chiếc máy tính của mình.
Bàn phím máy tính thường có từ 83 đến 105 phím nhỏ khác nhau và được chia thành bốn nhóm phím chính. Nhóm phím này bao gồm phím chức năng, phím soạn thảo, phím số và phím điều khiển màn hình. Phím được kết nối thẳng với máy tính thông qua đầu nối, USB và hiện đại hơn cả chính là bàn phím kết nối không dây.
Bàn phím cho máy tính hoạt động theo nguyên tắc nào?
Các hoạt động của bàn phím chủ yếu dựa vào bộ chip xử lý bàn phím, chúng sẽ liên tục thực hiện kiểm tra trạng thái của ma trận quét để xác định công tắc tại các tọa độ đang được đóng hay mở và tạo một mã tương ứng bên trong bộ đệm bàn phím. Bộ mã này sẽ được truyền thẳng đến mạch ghép nối giữa bàn phím và máy tính.
Mỗi phím nhấn sẽ được gán mặc định một mã quét gồm 1 byte, đây được gọi là cấu trúc truyền số liệu. Mỗi một phím được nhấn trên bàn phím sẽ tạo ra một mã tương ứng với mã quét và sau đó sẽ truyền tới mạch ghép nối bàn phím.
Có các loại bàn phím máy tính nào trên thị trường?
Tùy vào đối tượng khách hàng mà mỗi người sẽ có mục đích sử dụng bàn phím máy tính khác nhau, chính vì để phục vụ được mọi khách hàng, các nhà sản xuất đã cho ra đời nhiều dòng bàn phím khác nhau. Các loại bàn phím sẽ có chất lượng tùy vào phân khúc giá sẽ đáp ứng được nhu cầu của mỗi người dùng.
Bàn phím máy tính – bàn phím đa phương tiện
Bàn phím đa phương tiện là loại bàn phím phổ biến và được sử dụng nhiều nhất hiện nay. Loại bàn phím này mang đến nhiều tiện lợi, giúp người dùng dễ dàng điều khiển mọi phương tiện trên máy tính nhanh chóng và đơn giản. Bàn phím bao gồm các nút đa phương tiện và các phím bổ sung đặc biệt để chạy trình duyệt media trên máy tính.
Loại bàn phím cơ
Bàn phím cơ là loại bàn phím có tuổi đời sớm nhất nhì trên thị trường và vẫn được mọi người ưa chuộng đến tận hôm nay. Bàn phím cơ sử dụng các công tắc phía dưới mỗi phím nhất, hoạt động dựa vào các lò xo và một số mạch điện tử khác. Khi người dùng ấn một phím bất kỳ, mạch điện ngay lập tức được đóng lại, tín hiệu điện sẽ truyền đến máy tính và xuất hiện các ký tự hoặc lệnh mà bạn vừa nhấn.
Bàn phím máy tính không dây
Loại bàn phím này không sử dụng dây để kết nối với máy tính như các loại bàn phím khác. Thay vào đó, bàn phím này sẽ kết nối với máy tính bằng Bluetooth, Radio frequency hoặc Infra-Red technology. Bàn phím không dây mang đến tiện lợi cao trong việc dễ dàng mang theo, di chuyển , phục vụ cho những đối tượng khách hàng phải thường xuyên làm việc bên ngoài.
Loại bàn phím ảo
Bàn phím ảo không hoạt động theo nguyên tắc các chip xử lý và cũng không có cấu trúc vật lý như những loại bàn phím khác. Loại bàn phím này có thể là một phần mềm độc lập hoặc là một phần nhỏ của một phần mềm nào đó. Cụ thể hơn, khi bạn sử dụng điện thoại nhắn tin thì bàn phím mà bạn gõ chữ chính là bàn phím ảo.
Loại bàn phím USB
Loại bàn phím máy tính được xem là một bước đột phá trong lịch sử phát triển phần mềm công nghệ. Bàn phím USB đúng như tên gọi của nó, bởi nó sẽ kết nối với máy tính bằng USB. Ở cuối bàn phím sẽ có một đầu USB, người dùng chỉ cần cắm nó vào cổng USB của máy tính là có thể kết nối thành công.
Loại bàn phím công thái học
Bàn phím công thái học mang đến tính tiện dụng cao, hiệu quả tốt cho mọi người dùng. Phát minh và ứng dụng các công nghệ công thái học, bàn phím sẽ có những hình dáng lạ thường nhưng vẫn thu hút được vô số người dùng. Khi sử dụng bàn phím này trong một thời gian dài, bạn sẽ có thể giảm được nhiều loại bệnh như căng cơ, đau vai, nhức mỏi cánh tay, cổ tay,…
Bàn phím máy tính QWERTY
Đây được xem là loại bàn phím lâu đời nhất, cùng thời với những chiếc máy đánh chữ đầu tiên xuất hiện. Loại bàn phím này cũng không khác gì các loại bàn phím khác, nhưng thứ tự các chữ cái được thiết kế không đúng theo thứ tự bảng chữ cái ABC. Cách sắp xếp này nhằm giảm tình trạng đánh trùng phím thường gặp, sắp xếp theo trật tự này dựa vào thói quen và tần suất xuất hiện của từng ký tự.
Loại bàn phím chuyên chơi game
Bàn phím chơi game là một phiên bản nâng cấp từ bộ bàn phím máy tính truyền thống. Loại bàn phím này được sản xuất phù hợp với nhu cầu của các game thủ, các phím chuyên dụng khi chơi game cũng được thiết kế nổi bật hơn. Đa số các loại bàn phím chơi game sẽ được thiết kế vô cùng bắt mắt, hiện đại và dĩ nhiên giá cả cũng sẽ hơi cao hơn các loại bàn phím khác.
Công dụng của các nhóm nút bấm trên bàn phím
Trên mỗi bàn phím đều sẽ có nhiều loại phím với nhiều công dụng và chức năng riêng. Để dễ dàng phân biệt hơn, các phím này được chia ra thành từng nhóm phím như với cùng chung các công dụng như:
Nhóm phím gõ ký tự, dấu, số trên bàn phím máy tính
Nhóm phím này bao gồm các phím chứa ký tự được ký hiệu trên phím để người dùng gõ chữ trên máy tính. Ngoài ra, các phím chữ và phím số cũng có thể giúp người dùng đánh dấu. Những phím nào bao gồm hai ký tự, sẽ dùng kèm với phím Shift để có thể đánh được ký tự còn lại.
Nhóm phím chức năng trên bàn phím máy tính
Phím chức năng bao gồm các phím từ F1 đến F12, đây là các phím dùng để thực hiện một thao tác, chức năng hoặc một công việc cụ thể trên máy tính. Mỗi phím sẽ thực hiện không chỉ một mà có thể thực hiện được nhiều chức năng.
Nhóm phím đặc biệt trên bàn phím
Nhóm phím đặc biệt này bao gồm các phím có các chữ như Esc, Tab, Caps Lock, Enter, Space Bar, Backspace, Shift, Alt, Ctrl, Windows, Menu. Đây là các nút nằm phía ngoài cùng của bàn phím với chức năng quan trọng, cụ thể là:
- Esc (Escape): phím này thực hiện lệnh hủy bỏ hoặc thoát khỏi một ứng dụng, hoạt động nào đó trên máy tính.
- Tab: phím này dùng để di chuyển dấu nháy, đẩy các chữ sang phía bên phải một khoảng trống hoặc chuyển sang một cột khác.
- Caps Lock: phím này được thiết kế có đèn bên trên, với công dụng bật và tắt chế độ in hoa chữ khi gõ chữ.
- Enter: phím này thường xuyên được sử dụng để tiến hành thực hiện một lệnh nào đó hoặc cho chạy một chương trình mà người dùng thao tác.
- Space Bar: đây là phím được thiết kế dài nhất trên bàn phím, với công dụng chính là tạo khoảng cách giữa các chữ, hay còn gọi là khoảng trắng.
- Backspace: phím này dùng để xóa ký tự trước dấu nháy hoặc lùi về bên trái một ký tự.
- Shift, Alt (Alternate), Ctrl (Control): bộ ba tổ hợp phím này có chức năng hỗ trợ các phím khác, thường nhấn cùng lúc với một số phím để tạo ra một lập trình riêng.
- Windows: phím này dùng để mở menu Start của hệ điều hành để lựa chọn và tìm kiếm các phần mềm, ứng dụng. Ngoài ra, phím này còn dùng chung với một phím khác để thực hiện một chức năng nào đó.
- Menu: phím này có công dụng thay thế cho nút phải của chuột.
Nhóm phím điều khiển màn hình
Ở nhóm này, sẽ có ba phím dùng để thực hiện các thao tác điều khiển màn hình bao gồm Print Screen (SysRq), Scroll Lock và Pause (Break). Những phím này sẽ trực tiếp điều khiển các hoạt động trên màn hình như chụp ảnh màn hình, bật hoặc tắt chức năng cuộn văn bản và tạm ngừng một ứng dụng nào đó.
Nhóm phím điều khiển trang hiển thị
Nhóm phím điều khiển trang hiển thị bao gồm Insert, Home, Page Up, Delete, End và Page Down. Cụ thể các chức năng như sau:
- Insert (ins): dùng điều khiển chế độ viết đè trong khi xử lý văn bản.
- Delete (Del): xóa một đối tượng, ký tự, văn bản đã được chọn.
- Home: lập tức di chuyển dấu nháy về đầu dòng khi xử lý văn bản.
- End: lập tức di chuyển dấu nháy về cuối dòng khi xử lý văn bản.
- Page Up (Pg Up): di chuyển màn hình lên trang phía trước nếu trong cửa sổ đang chứa chiều trang.
- Page Down (Pg Dn): di chuyển màn hình xuống trang sau nếu trong cửa sổ đang chứa nhiều trang.
Những lưu ý cần biết khi lựa chọn bàn phím máy tính
Khi lựa mua bàn phím máy tính, trước hết mọi người cần lưu ý về mục đích và nhu cầu sử dụng của mình. Tùy vào bạn muốn sử dụng cho học tập, công việc, chơi game chuyên nghiệp hay những công việc có đặc thù riêng. Ngoài ra, bạn cần để ý đến chức năng và dòng máy tính của mình để lựa chọn bàn phím.
Bên cạnh đó, người mua cũng nên lưu ý về khả năng kết nối của bàn phím , phụ thuộc vào tính chất công việc mà chọn mua loại không dây hoặc kết nối USB,… Điều cuối cùng chính là hãy lựa chọn một loại bàn phím hợp túi tiền nhưng vẫn phục vụ tốt nhu cầu của bạn.
Phím chức năng, phím đặc biệt của laptop có gì khác?
Thực tế, hệ thống bàn phím trên laptop bao gồm các phím với số lượng và công dụng tương đương với các loại bàn phím rời trên thị trường. Các nhóm phím chức năng và phím đặc biệt trên laptop cũng không có gì khác biệt so với các loại bàn phím khác.
Lời kết
Trên đây là tất tần tật các thông tin giới thiệu về bàn phím máy tính để mọi người có thể dễ dàng tham khảo. Hy vọng với những thông tin hấp dẫn này, mọi người có thể hiểu rõ hơn về từng loại bàn phím khác nhau và lựa chọn cho mình một loại bàn phím hợp với nhu cầu sử dụng nhất.